YÊU THƯƠNG CON KHÔNG ĐÚNG CÁCH CÒN “TÀN NHẪN” HƠN NHỮNG TRẬN ĐÒN ROI!
Điều đáng sợ nhất trong tình yêu thương của ba mẹ dành cho con trẻ là nuôi dạy con theo cảm tính, theo điều mình cho là hạnh phúc.
Ba mẹ bao bọc con cái quá mức đến nỗi không cho con trẻ được QUYỀN thất bại. Càng bị cấm đoán, trẻ càng mất đi trí tò mò và quyết tâm. Rồi sau này, tương lai của con sẽ như thế nào trước những nghịch cảnh của cuộc đời.
Bao bọc con trước mọi điều của cuộc sống mà đâu biết rằng “Ba mẹ có thể lau nước mắt cho con một ngày, nhưng không thể lau nước mắt cho con cả đời”. Biết buông tay con cũng là cách yêu thương con. Yêu thương không đúng cách còn tàn nhẫn hơn những trận đòn roi.
Chiều chuộng con
“Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu”.
Sara Imas là một bà mẹ Do Thái – tác giả của cuốn sách: “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”. Đúc kết từ 2 nền giáo dục Trung Quốc và Israel, cuốn sách sẽ là cẩm nang gối đầu giường cho phụ huynh trong việc nuôi dạy con trưởng thành, độc lập chia sẻ.
Nghe đến đây, có người sẽ cho rằng, càng chiều thì con càng sinh hư, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Chúng ta chiều chuộng chứ không phải là nuông chiều con.
Vậy thì lại có một câu hỏi được đặt ra, vậy thế nào là chiều chuộng và thế nào là nuông chiều?
Khi trẻ muốn mua toàn bộ số đồ chơi mà chúng yêu thích, nếu mẹ đáp ứng theo thì đó chính là sự nuông chiều. Khi giây dày của con bị tuột, trẻ có thể tự buộc lại chúng nhưng cha mẹ lại tranh phần công việc đó, không để trẻ tự làm, như vậy gọi là nuông chiều. Sự nuông chiều này vô tình đã tước mất của trẻ cơ hội để tự lập.
Khác với nuông chiều, chiều chuộng là việc cha mẹ tôn trọng những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của con trẻ. Khi những nhu cầu đó được tôn trọng, trẻ sẽ trở nên tự lập và biết tự đánh giá bản thân mình hơn.
Ảnh minh họa
Ví dụ như khi mẹ đang làm việc mà trẻ muốn chơi cùng mẹ hay muốnđược mẹ ôm thì hãy bỏ chút thời gian để chơi cùng hay ôm con vào lòng. Hay khi mẹ đang đọc báo mà trẻ sà vào muốn đọc theo thì lúc đó là trẻ đang muốn được ôm ấp, chiều chuộng.
Bản thân hai việc chiều chuộng và nuông chiều là khác nhau. Nếu như bạn cho rằng, nhiều khi chỉ cần qua ranh giới của sự chiều chuộng là sẽ tới sự nuông chiều thì bạn nên hiểu rằng: Cha mẹ cần tôn trọng những đòi hỏi của trẻ.
Tuy nhiên, ranh giới của sự tôn trọng ấy đến đâu thì lại rất khó để vạch rõ. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải dựa vào điều kiện gia đình, tính cách của mỗi đứa trẻ và bản năng làm mẹ để ứng xử phù hợp.
Trò chuyện, âu yếm, ôm ấp và khen ngợi con
Đối với trẻ con mà nói thì không gì quan trọng bằng tình yêu thương của cha mẹ. Tình yêu thương đó được thông qua các hoạt động như trò chuyện, cử chỉ âu yếm, ôm ấp và khen ngợi con mà mẹ làm mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Đừng ngần ngại đưa ra những lời khen ngợi nếu con làm đúng, làm tốt một việc nào đó. Điều đó sẽ giúp cho con tự tin và hăng hái hơn rất nhiều trong các hoạt động tiếp theo.
Dạy con biết tự lập
Đừng có việc gì cũng làm hộ cho con. Nếu bạn cảm thấy việc đó con có thể tự làm được thì hãy hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng để con tự làm và bạn chỉ là người giám sát.
Chấp nhận những sự vụng về, sai sót của con để bé có thể tích luỹ kinh nghiệm và hoàn thiện những khả năng của mình trong quá trình con học tự lập
Lắng nghe con
Nhu cầu lắng nghe không chỉ là nhu cầu ở riêng con trẻ mà kể cả người lớn chúng ta thì nhu cầu này cũng rất quan trọng. Đến một lúc nào đó con sẽ trở thành một cá thể độc lập có suy nghĩ và chính kiến riêng của bản thân.
Lắng nghe không những giúp chúng ta có thể hiểu con, làm bạn với con mà hơn thế nó giúp con cảm thấy mình là người quan trọng.
Phê bình con đúng cách
Một đứa trẻ dù cho có ngoan đến mấy thì cũng sẽ có lúc làm bố mẹ không hài lòng. Những lúc đó, nếu có phê bình con, bạn cũng phải thật khéo léo tránh làm tổn thương con
Kết luận:
Nuôi con đã khó, để dạy dỗ con còn khó hơn gấp nhiều lần. Làm cha mẹ, ai cũng yêu thương con, nhưng để yêu thương con đúng cách thì bản năng làm mẹ thôi chưa đủ.
Bạn còn cần có sự hiểu biết, sự kiên trì, thời gian, sự phối hợp giữa những người lớn trong gia đình.
Yêu thương con đúng cách sẽ là liều thuốc tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách và tạo nên cả nhân cách sau này cho con nữa.
Vậy câu hỏi đặt ra cho các bố mẹ là:
- Làm thế nào để hiểu: Tại sao con cái chán nản & dễ bỏ cuộc khi gặp việc khó? Tại sao con hay nghịch ngợm, không nghe lời?
- Làm thế nào nghiêm khắc nhưng không la mắng con, kỷ luật không nước mắt?
- Làm thế nào để chúng ta không trở thành những người “CHA MẸ TRỰC THĂNG”?
- Làm thế nào chúng ta giúp con trưởng thành đúng cách?
⇔Tất cả những câu hỏi trên chỉ có chính các ba mẹ tìm hiểu, học và thực hành tại lớp: DẠY CON 3 GỐC của Thầy Trần Việt Quân
✔️ Công thức dạy con tự lập và mạnh mẽ vươn lên
✔️ Yêu thương con nhưng không nuông chiều, cách xử lý đòi hỏi của trẻ
✔️ Cách dạy kiến tạo trong từng lúc chơi, nghỉ cùng con
✔️ Bí quyết giúp con phát triển và trưởng thành trong gian khó
✔️ Kỷ luật không nước mắt, nghiêm khắc nhưng không la mắng, giận.
Nguồn bke.edu.vn, afamily.vn