Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt

Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt

Giới thiệu sách Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt

Là một câu chuyện vô cùng lý thú về cuộc đời của Bụt được kể lại dưới ngòi bút hùng hồn đầy chất thơ của tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng giản dị, với lối kể chuyện sinh động lôi cuốn, tác giả đã đưa chúng ta trở về tắm mình trong dòng sông Nguyên thỉ cách đây gần 2.600 năm, để được hiểu và gần gũi với một bậc giác ngộ mà cuộc đời của Ngài tỏa rạng nếp sống đầy tuệ giác và từ bi. Đọc Đường Xưa Mây Trắng cho chúng ta cảm tưởng như đang đọc một thiên tình sử, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu lắng.

Sách Đường Xưa Mây Trắng đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được xếp vào hàng những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20. – (Làng Mai)

Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt
Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt

Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với Đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết, mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá.

Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp. Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương đó. Chương này là một trong những chương khó nhất của Đường Xưa Mây Trắng nhưng cuối cùng tôi đã thành công.

Cái chương khó thứ hai là chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Mình đã thành Phật rồi, mình đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình mình vẫn còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em. Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công.

Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt
Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt

Sách hay nên đọc: Review sách: Muôn Kiếp Nhân Sinh –  Nguyễn Phong

Quý vị đọc lại, sẽ thấy Bụt về thăm nhà rất tự nhiên. Cách Ngài nắm tay vua cha đi từ ngoài vào, cách Ngài đối xử với em gái, cách Ngài đối xử với Yasodhara và Rahula, rất tự nhiên. Tôi có cảm tưởng là có chư Tổ gia hộ nên tôi mới viết như vậy được. Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả, giúp cho người ta khám phá lại Bụt như một con người và lột ra hết các vòng hào quang thần dị người ta đã choàng lên cho Bụt. Không thấy Bụt như một con người thì người ta sẽ tới với Bụt rất khó.

Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt

Bằng giọng văn trong sáng và lối kể chuyện nhẹ nhàng, giản dị, cuốn “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp độc giả dễ dàng tìm hiểu cuộc đời Đức Phật.

Với lối kể chuyện của một cuốn tiểu thuyết, Đường xưa mây trắng – Theo gót chân Bụt (NXB Tôn giáo) giới thiệu đầy đủ cho ta biết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc còn là Thái tử Tất Đạt Đa cho tới khi ngài bắt đầu quá trình đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ.

Hành trình của Đức Phật (trong sách được dùng với âm “Bụt”, phiên âm từ âm Buddha trong tiếng Phạn) được mô tả qua lời kể của chú bé chăn trâu Svastika, người sau này xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật.

Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt
Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt

Sách hay nên đọc: Review sách: Hiểu Về Trái Tim: Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc

Đó là chú bé cúng dường cỏ bồ đề cho sa môn Siddhatta (Tất Đạt Đa) tĩnh tọa suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Tên các nhân vật, địa danh được tác giả sử dụng bằng tiếng Pali, vì tác giả cho rằng tiếng Pali dễ đọc hơn. Cuối sách, có bảng đối chiếu các tên riêng bằng tiếng Pali, Phạn và Hán Việt để bạn đọc tham khảo.

Những câu chuyện về cuộc đời Bụt được kể lại tuần tự theo trình tự thời gian, từ lúc người sinh ra, lớn lên, đạt những thành tích trong các cuộc thi thể thao, rồi lấy vợ, sinh con, học làm chính sự…

Hành trình tiếp nối qua việc Bụt nhìn thấy quy luật sinh lão bệnh tử trước mắt, quyết từ bỏ gia đình ra đi tầm sư học đạo cho tới khi Ngài giác ngộ Đạo giải thoát, rồi Ngài bắt đầu quá trình đi thuyết pháp thu nhận môn sinh và phát triển giáo đoàn…

Qua đó ta cũng có thể thấy được những khó khăn, gian khổ mà Bụt và giáo đoàn của Ngài đã vượt qua…

Bằng văn phong nhẹ nhàng giản dị và lối hành văn thuần Việt, Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận những giáo lý của nhà Phật như Tứ diệu đế hay Bát chánh đạo cũng như con đường giúp giải thoát của đạo Phật.

Tên các chương sách được đặt rất gần gũi, nên thơ, như Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài, Tiếng sáo canh khuya, Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng, Hoa trái của ngày hôm nay…

Tất cả các câu chuyện cho ta thấy Bụt là một nhân vật rất đời thường, là một con người chứ không phải là thần thánh. Từ một con người bình thường, sống cuộc đời vĩ đại, mà Bụt đã trở nên vĩ đại

Viết cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dùng ngôn ngữ trong sáng và gọn gàng, giản dị chứ không cao siêu, bí ẩn: “Sau khi Subhadda được cạo đầu, thọ giới, khoác áo ca sa và được trao cho một bình bát. Bụt đưa mắt nhìn các vị khất sĩ ngồi bao bọc quanh người”.

“Lúc bấy giờ số lượng các vị khất sĩ đã tăng lên gần năm trăm vị, trong đó có các vị từ địa phương mới tới. Bụt hỏi: Này các vị khất sĩ! Nếu vị nào còn thắc mắc điều gì về giáo pháp thì đây là lúc nên hỏi Như Lai. Đừng để dịp này đi qua để sau này hối hận rằng: “Hôm ấy tôi được diện kiến Bụt vậy mà tôi quên không hỏi…””.

Cuốn sách được Thiền sư khởi viết tại một cái quán ở Xóm Thượng, trong năm đầu tiên mở cửa Làng Mai vào mùa hè. Thiền sư kể lại: “Tôi viếtĐường xưa mây trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá”.

Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt
Review sách: Đường Xưa Mây Trắng – Theo Gót Chân Bụt

Sách hay nên đọc: Review sách: Seach Inside Yourseft – Tạo ra lợi nhuận vượt qua đại dương và thay đổi Thế Giới

Theo Thiền sư, chương khó viết nhất trong cuốn sách là đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp.

“Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương đó”.

Hoặc ở chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình, khi người đã thành bậc giác ngộ rồi, tác giả vẫn dùng lối viết nhẹ nhàng, chân phương, không khoa trương, hoa mỹ, thần thánh hóa, cho thấy hình ảnh một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em. Nhờ đó, độc giả thấy Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài, mà càng cảm thấy Bụt gần gũi và thân thiết.

Chính lối hành văn này đã khiến cuốn sách đạt được thành công. Càng đọc, ta càng thấm sâu lời của Bụt, rằng chúng ta ai cũng có thể thành Bụt. Đọc Đường xưa mây trắng, ta có thể ngộ rằng: Không thấy Bụt như một con người thì sẽ khó mà đến với Bụt. Và đến với Bụt là đến với một thế giới bình an, bác ái, vị tha và chia sẻ.

Do những thành công ấy, Đường xưa mây trắng đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được đông đảo tín đồ Phật giáo yêu thích.

Nguồn: sach86.com

Sách hay nên đọc: Review sách: AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN – BÔNG SEN TRẮNG GIỮA ĐỜI CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Sách hay nên đọc: Review Sách: “Đường Về Tỉnh Thức”- Cách Sống Trọn Vẹn Từng Phút Giây 

Theo dõi tụi mình trên Facebook tại Tủ Sách Tinh Hoa để cập nhật thêm những bài viết và những cuốn sách giá trị nhé ^^

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *