Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết

Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết

Chẳng cần chạy bộ hay là một người viết để đọc cuốn sách này, bởi trên tất cả, đó là tự chuyện của một người bắt đầu hành trình sống trọn vẹn.

Tác giả Murakami viết cuốn sách này vào năm 2007, thời điểm đó, ông đã có trên chục đầu sách xuất bản được yêu thích. Tôi nói gì khi nói về chạy bộ khá khác biệt với những gì ta từng biết về ông trong Rừng Nauy, 1Q84, Kafka bên bờ biển… 

Đây không phải câu chuyện kịch tính và hấp dẫn mà là những chương tự sự về quãng đời “làm nhà văn” của mình. Về chuyện ông nghĩ gì khi bắt đầu bước chân vào con đường viết tiểu thuyết, và làm sao ông sống được với nghề viết lách toàn thời gian này, và đương nhiên cả chuyện chạy bộ đã ảnh hưởng đến chuyện đời viết lách của ông như thế nào.

“Không cần là người chạy bộ hay viết lách để bắt đầu đọc và hiểu được cuốn sách.”

Về chuyện chạy bộ

Murakami đã nói thế này trong cuốn sách của mình: “Chạy bộ có rất nhiều ưu điểm, trước hết, ta không cần có thêm ai mới được, và không cần thiết bị đặc biệt. Ta không phải đến một nơi đặc biệt nào để chạy cả. Chỉ cần có giày chạy bộ và một con đường tốt là có thể chạy tùy thích”. Đúng thế, nó là môn thể thao đại chúng, cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể bắt đầu.

Rất nhiều những nhân vật nổi tiếng cũng rèn luyện bản thân bằng cách chạy bộ. Và nếu bạn có đang cảm thấy cần động lực to lớn để rèn luyện sức khỏe hay ý chí cho một dự định sắp tới. Hoặc chỉ đơn giản là bạn cũng đang mong muốn bắt đầu một chuyện viết lách nghiêm túc giống như tác giả, đây có thể là một gợi ý hoàn hảo để bắt đầu.

Murakami đã bắt đầu chạy từ năm 33 tuổi cho tới tận khi ngoài 50. Lúc viết cuốn sách này, ông vẫn tiếp tục chạy.

Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết
Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết

Nhiều người nghĩ rằng hẳn phải có ý chí thật mạnh mẽ để duy trì việc chạy liên tục đều đặn mỗi ngày. Nhưng Murakami chia sẻ: Việc chạy, cũng giống như việc viết, đối với ông, lý do duy nhất khiến ông duy trì được nó liên tục trong suốt 20 năm chỉ bởi: Nó phù hợp với ông, hoặc ít ra là ông không thấy khó nhọc gì lắm hay có áp lực khi phải thực hiện nó.

Con người tự nhiên sẽ tiếp tục làm những gì mình thích. Và thôi không làm những việc mình không thích. 

Murakami đã nói trong cuốn sách: “Phần lớn những gì tôi biết về viết truyện là do học được từ chạy bộ mỗi ngày” …

Chiếc thuật của việc chạy cũng như viết lách

“Thỉnh thoảng tôi chạy nhanh khi thích, nhưng nếu tăng tốc thì tôi lại giảm thời gian chạy, vấn đề là để niềm hồ hởi tôi cảm thấy vào cuối mỗi lần chạy kéo dài qua ngày hôm sau. Đây cũng là kiểu chiến thuật tôi cho là cần thiết khi viết tiểu thuyết. Tôi dừng lại mỗi ngày đúng vào lúc tôi cảm thấy mình có thể viết nữa. Cứ làm vậy, công việc ngày hôm sau sẽ trôi chảy đến lạ lùng. Tôi cho là Earnest Hamingway cũng đã làm gần giống như thế. Để đi tiếp, ta phải duy trì nhịp điệu” – Murakami đã nhận xét như thế.

Và ông ngày ngày chạy bộ từ 10km đến 40km trên những con đường quen thuộc, mùa đông cũng như mùa hè, ở Cambridge hay Boston. Qua việc chạy, Murakami đánh thức những quan sát khác thường của mình: dòng sông, cơn gió, những người khác cũng chạy bộ, những đám mây, cơn mưa… mọi thứ.

Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết
Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết

Sách hay nên đọc: Review sách: Seach Inside Yourseft – Tạo ra lợi nhuận vượt qua đại dương và thay đổi Thế Giới

Phải chăng, những điều kỳ diệu nảy mầm từ mỗi chuyến chạy bộ ấy đã len lỏi vào những tác phẩm của ông, làm mềm những cuốn truyện dài trăm trang như cách cơm mưa bất chợt làm dịu đi cái bức bối của những người đang đều chân trên đường.

“Một cơn mưa thu kéo dài. Mưa lúc to, lúc nhỏ; đôi khi mưa tạnh một lúc như nghĩ lại, nhưng không một lần mưa tạnh hẳn. Từ đầu đến cuối, bầu trời giăng kín những đám mây xám âm u điển hình của vùng này. Như một kẻ la cà biếng nhác, cơn mưa chần chừ 1 lúc lâu, rồi cuối cùng quyết định biến thành trận mưa như trút”.

 “Thời gian trôi, sinh viến đến rồi đi, tôi đã già thêm 10 tuổi, và bao nhiêu nước đã trôi qua cầu theo đúng nghĩa đen Nhưng dòng sông vẫn không biến đổi, nước vẫn chảy xiết, và lặng thầm, hướng về cảng Boston. Nước tắm đẫm đôi bờ, làm cho cỏ mùa hè mọc dầy, giúp cung cấp thức ăn cho loài chim nước, và dòng sông trôi lặng lờ, không ngừng nghỉ, dưới những cây cầu già cỗi, soi bóng những đám mây mùa hè, nhấp nhô những tảng băng vào mùa đông – rồi âm thầm đổ ra biển” 

Có người từng nói: chạy bộ tốt cho những người làm công việc liên quan đến sáng tạo như viết lách, vẽ vời, âm nhạc… Hãy thử đọc đi đọc lại những đoạn văn miêu tả tuyệt đẹp trên mà xem. Và bạn sẽ thấy những lời nhận xét ấy quả thật có lý.

Cũng có người từng nói: nếu bạn là một người viết, hãy cố gắng để suối nguồn tinh thần của bạn tuôn chảy mỗi ngày, hãy tự nuôi dưỡng chính mình để nó ngày càng dồi dào thay vì cạn khô bởi cơm áo gạo tiền. Và theo cách nào đó, chạy bộ có thể giúp ta giúp ta hoàn thiện hơn chính mình mỗi ngày. Điều này cũng được tác giả của Rừng Nauy đồng tình, với ông, chạy bộ để sống trọn vẹn, cũng như viết lách để sống trọn vẹn hơn.

Cuốn sách là những trang tự sự của chính tác giả về cuộc viết lách của mình. 

Bởi thế, chạy bộ theo cách của Murakami, đó là cứ chạy theo cơ thể bạn, chạy mà không áp đặt phải thế này hay thế kia, đơn giản là tận hưởng từng bước chân, từng cơn gió, tâm trí của bạn được mở ra, đón nhận mọi thứ, lắng nghe mọi thứ từ bên trong lẫn bên ngoài. Bạn chạy không phải để ai đó công nhận, mà cho chính mình.

Và ông nói về điều ấy thế này: “Điều quan trọng nhất là việc viết lách của anh có đạt được chuẩn mực anh đã tự đặt ra cho mình hay không. Không đạt được chuẩn mực ấy là điều ta không dễ dàng biện minh. Khi ta liên quan đến người khác, anh luôn có thể có một câu trả lời hợp lý, nhưng anh không thể tự dối mình. Trong nghĩa này, viết tiểu thuyết và chạy marathon toàn cự ly là rất giống nhau. Cơ bản thì một nhà văn có một động cơ âm thầm, nội tại, và không tìm kiếm sự công nhận ở cái nhìn thấy được bên ngoài.” Cũng giống với cách người ta nói: viết cho chính mình trước, và chạy bộ cũng là cho chính mình.

Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết
Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết

Sách hay nên đọc: Review sách: Giận- Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chạy mỗi ngày để nâng cao tầm của mình, viết mỗi ngày để con chữ lớn phổng

“Với tôi, chạy bộ là rèn luyện, đồng thời là một ẩn dụ. Chạy ngày này qua ngày khác, tích góp các cuộc đua, từng chút một tôi nâng cao chuẩn, bằng cách vượt qua từng mức độ mà tôi nâng mình lên. Ít nhất thì đó là lý do để tôi dốc sức mình ngày này qua ngày khác: để nâng cao tầm mức riêng của mình”. 

Bền bỉ vẫn luôn là bí mật để thành công. Ở cái tuổi 70, tác giả của Rừng Nauy vẫn luôn dồi dào sức bút như thế. Mỗi tác phẩm của ông vẫn không ngừng làm người đọc say mê.

Càng đọc, cuốn sách Tôi nói gì khi nói về chạy bộ càng khiến bạn bất ngờ, và thấm. Bạn sẽ nhận ra đằng sau những điều cơ bản của chuyện luyện tập chạy bộ, chuyện viết, mà còn là những câu chuyện về triết lý sống của một nhà văn Nhật hiện đại thành công: gói trong 2 từ: đơn giản và bền bỉ.

Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết
Review sách: Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami & Lời khuyên giữ lửa nghề viết

Sách hay nên đọc: Review Sách: Trên Đường Băng – Tony Buổi Sáng

Cuốn sách chỉ hơn 200 trang, mỏng và rẻ hơn bất cứ cuốn sách nào của Murakami. Nhiều người ấn tượng với cuốn sách bởi lối kể mộc mạc, dễ hiểu và đơn giản đến bất ngờ.

Thực ra, nếu ai từng đọc các bài phỏng vấn Murakami, sẽ thấy cuốn sách phản chiếu tính cách của ông khá rõ ràng. Ngoài đời thực, ông chưa bao giờ phức tạp hay màu mè. Và lý do mà ông kết thúc việc kinh doanh riêng đang khá ổn để tập trung vào việc viết lách toàn thời gian cũng đơn giản và rõ ràng như thế: đó là để sống trọn vẹn với chính mình.

Có lẽ bởi thế mà theo từng bước chạy, theo từng con chữ, cách tác giả tận hưởng và quan sát từ thẳm sâu bên trong theo từng bước chân đánh dấu xuống đường, từng con chữ đánh dấu xuống trang giấy, những cuộc đời trong truyện hiện ra, và bước tới với công chúng.

Nào, giờ thì đặt sách xuống và chuẩn bị đi chạy nào! À quên, bạn mua giày chưa?

Nguồn: reviewsach.net

Sách hay nên đọc: Review sách: Cà phê cùng Tony – Mỗi câu chuyện là một ly cà phê khai sáng

Sách hay nên đọc: Review sách: Bí mật của một trí nhớ siêu phàm – Eran Katz

Theo dõi tụi mình trên Facebook tại Tủ Sách Tinh Hoa để cập nhật thêm những bài viết và những cuốn sách giá trị nhé ^^

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *